Những biến cố chính Trạm_vũ_trụ_Quốc_tế

Thảm họa Columbia năm 2003

Sau thảm họa tàu Columbia vào 1 tháng 2 năm 2003, người Mỹ đã đình chỉ Chương trình tàu con thoi hai năm rưỡi, sau đó là các vấn đề trong việc nối lại hoạt động của các chuyến bay vào năm 2005, từ những sự cố đó, người ta không chắc chắn về tương lai của trạm ISS đến năm 2006. Trong khoảng thời gian giữa thảm họa Columbia và bắt đầu tiếp tục việc phóng tàu con thoi, những chuyến bay thay đổi phi hành đoàn trên ISS đều do tàu vũ trụ Soyuz của Nga thực hiện. Bắt đầu với Expedition 7, chỉ có 2 so với con số 3 nhà du hành được phóng lên trong những lần trước. Điều này là do ISS không có sự cung cấp nhu yếu phẩm thường xuyên bởi tàu con thoi trong một thời gian dài, đa số các kế hoạch đã bị hủy bỏ, tạm thời gây cản trở đến hoạt động của trạm vào năm 2004. Tuy nhiên tàu vận chuyển Tiến bộ và chuyến bay của tàu con thoi trong sứ mệnh mang tên STS-114 đã giải quyết vấn đề này của trạm.

Sự cố khói năm 2006

Vào ngày 18 tháng 9 năm 2006, phi hành đoàn trong cuộc hành trình thứ 13 mang tên Expedition 13 đã kích hoạt báo động cháy trong khu vực của Nga trên trạm vũ trụ quốc tế, khi khói từ một trong số 3 máy cung cấp ôxi thoát ra, nó đã gây ra một sự sợ hãi trong chốc lát do lo sợ lửa có thể bùng cháy trong mô-đun. Kỹ sư trên chuyến bay là Jeffrey Williams đã thông báo một mùi khác thường, nhưng những quan chức đã nói rằng không có lửa trong mô-đun và phi hành đoàn không phải chịu bất kỳ sự nguy hiểm nào.

Phi hành đoàn đã thông báo giải thích về khói và mùi phát ra trong cabin của mô-đun về trung tâm điều khiển sau khi tìm hiểu vụ việc. Nguyên nhân là do một sự rò rỉ kali hydroxit từ một lỗ thông ôxi. Thiết bị này ngay lập tức đã bị dừng hoạt động. Kali hydroxit không có mùi, và mùi mà Williams nói đã ngửi thấy là do một tấm đệm bằng cao su đã bị đốt nóng gây ra mùi khét trong hệ thống Elektron.

Trong bất kỳ trường hợp nào, hệ thống thông hơi của trạm sẽ bị tắt để ngăn ngừa khói hoặc các chất ô nhiễm khác lan ra các khu vực khác của phòng thí nghiệm liên hợp. Một bộ lọc không khí bằng than đã được đặt ở trong trạm để làm sạch không khí nếu như xảy ra hiện tường rò rỉ khói kali hydroxit dù là nhỏ nhất ở trên trạm ISS. Giám đốc chương trình trạm vũ trụ nói rằng phi hành đoàn chưa bao giờ phải mang mặt nạ phòng độc, nhưng trong biện pháp phòng ngừa, người ta vẫn yêu cầu các phi hành gia mang găng tay và mặt nạ phòng độc để ngăn ngừa sư tiếp xúc với bất kỳ chất gây ô nhiễm nào[28].

Vào ngày 2 tháng 11 năm 2006, các bộ phận thiết bị thay thế được Tàu vũ trụ Progress số hiệu M-58 của Nga mang lên trạm, cho phép phi hành đoàn sửa chữa Elektron bằng phụ tùng thay thế[29].

Sự cố hỏng hóc máy tính năm 2007

Mô-đun Unity

Vào ngày 14 tháng 6 năm 2007, trong thời gian diễn ra cuộc hành trình mang tên Expedition 15 và ngày thứ 7 của sứ mệnh STS-117 trên trạm ISS, một máy tính đã bị trục trặc dẫn đến ngừng hoạt động trong khu vực của Nga lúc 06:30 UTC làm cho phần bên trái của trạm không có lực ép, mất sự cung cấp ôxi, máy lọc carbon dioxide ngừng hoạt động, và các hệ thống kiểm soát môi trường khác cũng ngừng hoạt động, nguyên nhân dẫn đến máy tính bị hỏng là do nhiệt độ tăng quá cao. Khi máy tính khởi động lại thành công đã dẫn đến một báo động hỏa hoạn sai, báo động này đã đánh thức phi hành đoàn vào lúc 11:43 UTC[30][31]. Hai hệ thống máy tính (chỉ huy và dẫn đường) từng hệ thống bao gồm 3 máy tính kết nối. Mỗi máy tính được gán như một Lane[31].

Ngày 15 tháng 6, máy tính chính của Nga được kết nối trực tuyến trở lại và việc liên lạc với phần khu vực của Hoa Kỳ trên trạm đã phải sử dụng đường dây khác. Những hệ thống phụ chưa kết nối trực tuyến và làm các công việc cần giải quyết khác[32]. NASA có những chọn lựa để gia hạn hoạt động của STS-117 nếu những vấn đề không thể được giải quyết và họ đã định "lựa chọn để từ giã" nếu ít nhất một trong số những máy tính trên trạm không được kiểm soát ổn định và 3 thành viên phi hành đoàn phải ngay lập tức quay trở lại Trái Đất bằng tàu con thoi Atlantis. Nếu không có máy tính để kiểm soát mức ôxi, trạm ISS chỉ có 56 ngày sử dụng số ôxi dự trữ còn lại[33].

Vào buổi chiều ngày 16 tháng 6, giám đốc chương trình ISS là Michael Suffredini đã xác nhận tất cả sáu máy tính chính trong hệ thống điều khiển và dẫn đường, bao gồm cả hai chiếc máy tính có khả năng suy nghĩ đã bị hỏng, khu vực của Nga trên trạm đã được kết nối trực tuyến trở lại và sẽ được kiểm tra bên trong vào khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày sau. Hệ thống làm lạnh là hệ thống đầu tiên được kết nối lại. NASA tin tưởng những mạch bảo vệ dòng siêu tải được thiết kế sẽ bảo vệ mỗi máy tính khỏi sự cố đột biến năng lượng và giúp máy tính tránh được hiện tượng giao thoa tăng lên, hay "tạp nhiễu", từ môi trường plasma của trạm có liên quan đến sự bổ sung của giàn đỡ bên phải và các tấm pin năng lượng mặt trời[31]. Sự phân tích những hỏng hóc liên tiếp trong hệ thống máy tính trên trạm ISS, sẽ giúp cho Mô-đun phòng thí nghiệm Columbus và tàu vận tải không người lái ATV của ESA tránh được các hỏng hóc tương tự như trên ISS, do hầu hết các hệ thống máy tính đều cùng được cung cấp bởi công ty EADS Astrium Space Transportation[34]. Theo giám đốc của chương trình ISS của NASA là Michael Suffredini, giả thiết về trường plasma gây ra hỏng hóc cho trạm đã bị bác bỏ khi hình dạng của trạm thay đổi do thêm vào các đoạn giàn đỡ mới hay "khi trạm càng lớn, điện thế sẽ tiếp tục tăng lên" và "người Nga đã lưu ý đến những thay đổi trong hệ thống của họ khi mà chúng ta đang phát triển."[34]